Các đại biểu tham dự cuộc họp
Cuộc họp đã thông qua các tờ trình gồm: Dự thảo nghị quyết quyết định biên chế trong các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Đắk Nông năm 2025; phê duyệt tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập; chỉ tiêu biên chế trong các Hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tỉnh Đắk Nông năm 2025; tờ trình dự thảo về việc hợp nhất, thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông.
Đồng chí Y Quang BKrông, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Nông tham dự
Các tờ trình hầu hết được thống nhất, thông qua. Đối với tờ trình dự thảo về việc hợp nhất, thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông được các đại biểu, cơ quan, đơn vị dành nhiều thời gian để thảo luận, đóng góp ý kiến.
Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Nông Lê Quốc Đông đóng góp ý kiến về cơ sở pháp lý liên quan dự thảo về việc hợp nhất, thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông năm 2025
Theo Tờ trình, phương án hợp nhất: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thành Sở Tài chính; Sở Xây dựng và Sở GTVT thành Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở NN&PTNT thành Sở Nông nghiệp và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ thành Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nội vụ và Sở LĐTB&XH thành Sở Nội vụ; Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc tiếp nhận nguyên trạng Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ.
Ngoài ra, tờ trình cũng nêu rõ một số Sở, ban ngành khác sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của các sở khác sau khi sáp nhập. Như vậy sau khi sáp nhập sẽ có 6 Sở mới, theo đó HĐND tỉnh sẽ ban hành 6 Nghị quyết để trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thống nhất trước khi 6 cơ quan này đi vào hoạt động sau hợp nhất.
Riêng ý kiến về bố cục tờ trình dự thảo việc hợp nhất, thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đắk Nông, cuộc họp đã thống nhất tách 6 dự thảo nghị quyết thành các dự thảo riêng biệt thay vì gộp chung.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đắk Nông Nguyễn Ngọc Khoa đề nghị đơn vị soạn thảo nhanh chóng chỉnh sửa, bổ sung các tờ trình, dự thảo theo ý kiến thống nhất của đại biểu để trình HĐND tỉnh trước Kỳ họp Chuyên đề thứ 13
Như vậy sẽ thuận lợi cho quá trình triển khai, bảo đảm cụ thể, chi tiết và chặt chẽ hơn. Đồng thời cũng dễ dàng cho việc sửa đổi, bổ sung khi các Bộ ngành Trung ương điều chỉnh. Còn về hiệu lực thi hành của các nghị quyết, Ban Pháp chế sẽ có trách nhiệm trình lên Thường trực HĐND tỉnh để xem xét, ban hành.
Minh Trí-Thế Anh
